Trường mẫu giáo Hoa Hướng Dương tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:
SHCM theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của trẻ tại lớp. Ở đó giáo viên thiết kế bài học, sau đó đồng nghiệp cùng dự giờ quan sát, ghi lại những hình ảnh hoạt động của trẻ cùng suy ngẫm và chia sẻ bài học (tập trung chủ yếu vào việc học của trẻ). Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, đồ dùng dạy học…các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra, có ảnh hưởng đến việc học của trẻ.
SHCM theo nghiên cứu bài học không phải để nhằm đánh giá, xếp loại giờ dạy mà ở đó giáo viên được khuyến khích học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm hiểu những yếu tố tác động đến trẻ để bản thân mỗi cá nhân trẻ hứng thú hay không có hứng thú với hoạt động giáo dục cô giáo đã xây dựng. Cũng qua SHCM theo nghiên cứu bài học đề xuất các biện pháp để giúp tất cả trẻ học tập thực sự. Qua quá trình đó giáo viên sẽ có khả năng tự điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng trẻ của lớp mình.
Một số hình ảnh buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
(Hoạt động âm nhạc tiếp cận đa văn hóa – Vận động bộ gõ cơ thể ” Bắc kim thang” do đ/c Trần Thị Huyền GVCN lớp lá 2 thực hiện)
(Hoạt động kể truyện nhạc kịch ” Thanh âm đầm lầy” do đ/c Trần Thị Kim Nga GVCN lớp lá 1 thực hiện)
(Hoạt động tạo hình “Vẽ theo bóng” do đ/c Nguyễn Thị Hải Thuận GVCN lớp lá 3 thực hiện)
(Hoạt động khám phá khoa học” Khám phá hoa đậu biếc” do đ/c Dương Thị Nguyệt GVCN lớp Chồi 1 thực hiện)
(Hoạt động tạo hình “Trang trí khung ảnh ” do đ/c Cao Thị Chinh GVCN lớp Chồi 2 thực hiện)
(Hoạt động tạo hình “Làm bè nổi ” do đ/c Đặng Kim Oanh GVCN lớp Lá 5 thực hiện)
Qua tổ chức thực hiện SHCM theo hình thức nghiên cứu bài học tại trường một thờigian, cùng với việc triển khai có hiệu quả mô hình xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm, ứng dụnggiáo dục Steam, chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng, chất lượng CSGD trẻ của nhà trường nói chung đã có nhiều khởi sắc. Đa số giáo viên trong nhà trường đã mạnh dạn, tự tin hơn trong xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động. Các buổi SHCM của nhà trường không còn là những “Màn biểu diễn điêu luyện” của một vài giáo viên cốt cán, mà thực sự là không gian cho tất cả giáo viên giao lưu, trao đổi, chia sẻ tri thức, góp phần hình thành nên một môi trường học tập tích cực tại nhà trường.
CTV: Thu Phương